QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO

Ngày: 23/09/2022

Chương trình đào tạo: QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO
Ngành đào tạo: Quản lý Thể dục Thể thao                          Mã ngành: 7810301
Trình độ đào tạo: Đại học                                                    Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổng số tín chỉ: 135
Tổ hợp môn thi/xét tuyển: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00); Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Ngữ văn, Toán, GDCD (C14); Toán, GDCD, Tiếng  Anh (D84)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ đại học quản lý thể dục thể thao giúp người học có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Quản lý Thể dục thể thao.

2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức

- PO1: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng tri thức của các môn học đó vào thực tiễn quản lý tổ chức và quản lý trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

- PO2: Cung cấp cho người học kiến thức nền tảng, chuyên môn, toàn diện về khoa học quản lý, chuyên sâu về quản lý thể dục, thể thao để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành, giám sát hoạt động quản lý thể dục, thể thao của cơ quan, tổ chức trong kỷ nguyên số.

Về kỹ năng

- PO3:. Rèn cho người học các kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng chuyên môn trong hoạt động quản lý thể dục thể thao, văn hoá của cơ quan, tổ chức.

- PO4: Rèn cho người học có khả năng khởi nghiệp; nhận diện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý hoạt động thể dục thể thao.

Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- PO5: Người học có đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ trên cương vị công tác; có ý thức tự giác trong bồi dưỡng chuyên môn, ý thức học tập suốt đời để nâng cao trình độ, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; Đồng thời có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

 II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Phiên dịch, Biên dịch (tiếng Anh, tiếng Trung).

- Nhân viên các cơ quan ngoại giao, ngoại vụ, văn hóa thể thao và du lịch, đài phát thanh và truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí, và các phòng ban liên quan tại cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Cán bộ kinh doanh, nhân sự, truyền thông, quan hệ công chúng của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Cán bộ chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế.

- Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, các cấp phổ thông, tiểu học, trung tâm đào tạo ngoại ngữ phù hợp với chuyên ngành.

- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại các công ty du lịch và lữ hành.

- Quản lý hoặc nhân viên tại các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty trong nước và nước ngoài có sử dụng tiếng Anh.

III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP

- Tất cả các sở, trung tâm, trường năng khiếu thuộc lĩnh vực thể thao.

- Các phòng văn hoá thuộc các huyện, phường, xã..

- Các cơ sở giáo dục.

IV. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Văn phòng Khoa Khoa học cơ bản (P.407 – Nhà Hiệu bộ) – Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Trưởng khoa: TS. Lê Trung Kiên, SĐT: 0974.533.436

Trợ lý Công tác tuyển sinh: ThS. Hoàng Thị Nghĩa, SĐT: 0936.611.368

Website của Khoa: http://khcb.tnus.edu.vn/

Facebook của Khoa: https://www.facebook.com/khcb.tnus/

File(s) đính kèm: